1. Nhiệm vụ
Hàng năm xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành và thanh tra đột xuất (nếu có).
Phối hợp các phòng liên quan báo cáo tình hình rà soát, kiểm tra việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực dân tộc; các quy chế về công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng.
Tham mưu kiến nghị cấp có thẩm quyền góp ý, sửa đổi, bổ sung các văn bản qui phạm pháp luật về công tác thanh tra, công tác dân tộc.
Phối hợp thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với việc chấp hành các quy định về lĩnh vực công tác dân tộc; về thực hiện các chính sách dân tộc tại các sở, ban, ngành và địa phương; về thực hiện các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Dân tộc.
Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực công tác dân tộc cho Phòng Dân tộc cấp huyện.
Thường trực công tác tiếp dân; giúp lãnh đạo Ban tổ chức tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến Ban Dân tộc; xác minh, kết luận, giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền của Ban Dân tộc.
Thường trực công tác phòng, chống tham nhũng; phối hợp với các phòng thuộc Ban, các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vi tham nhũng; tổ chức thanh tra, kiểm tra đề xuất với lãnh đạo Ban xử lý; Lập kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra các phòng thuộc Ban Dân tộc việc thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định.
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Ban Dân tộc. Tổng hợp các báo cáo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo quy định.
Phụ trách công tác pháp chế.
2. Cơ cấu tổ chức
Thanh tra Ban có 01 Phó Chánh thanh tra.
Chức vụ Phó Chánh Thanh tra do Trưởng Ban Dân tộc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Biên chế của Thanh tra Ban do Trưởng Ban quyết định theo quy định hiện hành.